Tạo ra cơ hội mới, giá trị mới, tầm nhìn mới trong phát triển Thủ đô

Họp phiên toàn thể tại Hội trường sáng 20/6, Quốc hội thảo luận về Quy hoạch Thủ đô thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050; Đồ án điều chỉnh tổng thể quy hoạch chung Thủ đô Hà Nội đến năm 2045, tầm nhìn đến năm 2065.

Quốc hội thảo luận về Quy hoạch Thủ đô thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050


>>> Xem thêm: Lễ công bố Thương hiệu tiêu biểu Châu Á Thái Bình Dương năm 2024

Qua thảo luận, các đại biểu Quốc hội thống nhất cho rằng, Quy hoạch Thủ đô và Đồ án điều chỉnh tổng thể Quy hoạch chung Thủ đô là 2 nhiệm vụ quy hoạch rất quan trọng để định hướng phát triển Thủ đô trước mắt và lâu dài.

Đồng thời, các đại biểu Quốc hội đã đóng góp nhiều ý kiến quan trọng để hoàn thiện hai nhiệm vụ quy hoạch, đề nghị tiếp tục rà soát để đảm bảo hai nhiệm vụ quy hoạch tuân thủ Luật quy hoạch, phù hợp với chủ trương của Đảng, có tầm nhìn mới, tư duy mới, tạo ra cơ hội mới, giá trị mới trong phát triển Thủ đô văn hiến, văn minh, hiện đại cả trước mắt và lâu dài.

Đồng thời bảo đảm thống nhất, đồng bộ, không chồng chéo, mâu thuẫn giữa hai nhiệm vụ quy hoạch với Quy hoạch tổng thể quốc gia, Quy hoạch vùng, Quy hoạch ngành, tương thích với dự thảo Luật Thủ đô (sửa đổi). Rà soát, hoàn thiện thêm các nhiệm vụ, giải pháp, nguồn lực thực hiện, danh mục dự án, thứ tự ưu tiên, tính thống nhất, đồng bộ của số liệu, hồ sơ, tài liệu trong hai nhiệm vụ quy hoạch.

Đối với quy hoạch Thủ đô Hà Nội, các vị đại biểu đề nghị đánh giá thêm về các yếu tố, điều kiện đặc thù phát triển Thủ đô Hà Nội. Hiện trạng hạ tầng kỹ thuật, tình trạng ùn tắc giao thông, ngập úng và nước thải đô thị, tính đồng bộ giữa các phương thức vận tải. Đánh giá thêm những bất cập, hạn chế gây ra các điểm tắc nghẽn và các quy hoạch thời kỳ trước, cụ thể hơn mục tiêu phát triển. Nghiên cứu, hoàn thiện về ngành quan trọng tương ứng với các nhiệm vụ trọng tâm và các đột phá phát triển.


>>> Xem thêm: Lễ công bố Thương hiệu Số 1 Việt Nam 2024

Đối với Đề án điều chỉnh tổng thể Quy hoạch chung của Thủ đô Hà Nội, các đại biểu cũng đề nghị hoàn thiện thêm một số nội dung về thực trạng, dự báo, dự kiến phát triển, thời kỳ, tầm nhìn, mục tiêu phát triển các chương trình, dự án đột phá trọng tâm của thời kỳ quy hoạch.

Làm rõ những vấn đề mà đại biểu Quốc hội quan tâm, Bộ trưởng Bộ Xây dựng Nguyễn Thanh Nghị cho biết, Đồ án Quy hoạch chung Thủ đô Hà Nội được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt vào năm 2011 tại Quyết định 1259. Qua một thời gian thực hiện đã phát huy được hiệu quả và đóng góp tích cực vào sự phát triển Thủ đô.

Tuy nhiên trong quá trình thực hiện đã nảy sinh những bất cập cũng như để đáp ứng yêu cầu phát triển mới, tạo không gian phát triển mới cho Thủ đô thì cần thiết phải điều chỉnh Đồ án Quy hoạch chung Thủ đô Hà Nội.

Đối với Đồ án Quy hoạch chung Thủ đô Hà Nội, lần này chúng ta xác định giai đoạn ngắn hạn đến năm 2030, giai đoạn dài hạn là tới năm 2045 và có tầm nhìn đến năm 2065.

Với tầm nhìn quy hoạch đến năm 2065, thành phố Hà Nội là thành phố văn hiến, văn minh, hiện đại và trung tâm động lực thúc đẩy phát triển vùng Đồng bằng sông Hồng cũng như vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ và cả nước, là thành phố kết nối toàn cầu, có mức sống và chất lượng cuộc sống cao, kinh tế, văn hóa, xã hội phát triển toàn diện, đặc sắc, hài hòa, tiêu biểu cho cả nước và có trình độ phát triển ngang tầm thủ đô các nước phát triển trong khu vực và trên thế giới.

Đồ án này có một số nội dung mới. Cụ thể, đồ án lần này là xuất phát từ thực tế phát triển và qua rà soát, đánh giá điều chỉnh dự báo phát triển cho Thủ đô để phù hợp với quy hoạch Thủ đô như đã báo cáo Quốc hội; có kế thừa và điều chỉnh quy mô cấu trúc đô thị.

Đồng thời, trong đồ án lần này có đặt vấn đề kiểm soát phát triển không gian đô thị và nông thôn. Điều chỉnh, bổ sung các giải pháp quy hoạch hệ thống hạ tầng kỹ thuật xanh và thông minh để phù hợp với định hướng phát triển của Thủ đô cũng như để phù hợp với định hướng phát triển trong các quy hoạch ngành quốc gia đã xác định cho từng giai đoạn để đảm bảo kết nối hạ tầng vùng, phát triển giao thông công cộng thông minh.

Sau lắng nghe, nghiên cứu, tiếp thu ý kiến đại biểu Quốc hội, Bộ trưởng Nguyễn Thanh Nghị khẳng định Bộ Xây dựng sẽ cùng với UBND TP. Hà Nội là cơ quan lập sẽ có báo cáo nghiên cứu, tiếp thu tất cả ý kiến của các vị đại biểu Quốc hội, của Quốc hội để báo cáo Thủ tướng Chính phủ xem xét, phê duyệt theo quy định. Nếu được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội sẽ cụ thể hóa bằng các quy hoạch phân khu, quy hoạch chi tiết để chúng ta tiến hành triển khai thực hiện Quy hoạch chung Thủ đô Hà Nội.

Nguồn: Báo chính phủ

Rate this post
error: Content is protected !!